Ung thư nguyên nhân chủ yếu là do mầm đậu nành?
Trong khi thực tế hoàn toàn không phải như vậy thì một số nguồn tin lại thi nhau “giật tít” rằng đậu nành gây ung thư nhằm gây tranh cãi và hoang mang dư luận. Xin khẳng định rằng việc nói tinh chất mầm đậu nành gây ung thư là hoàn toàn phản khoa học.
💡 Đọc thêm bài viết nói về mầm đậu nành gây ung thư
💡 Mầm đậu nành có hại hay chỉ là tin đồn xấu cho sản phẩm tinh chất mầm đậu nành?
Nguồn thông tin võ đoán không có cơ sở khoa học trên khiến không ít người hoang mang và bất an về những tác dụng của đậu nành, thậm chí là hiểu sai và nghiễm nhiên bị nhồi nhét rằng đậu nành gây ung thư. Sở dĩ có nguồn tin này là do sự thiếu hiểu biết về phytoestrogen và nhầm lẫn cho rằng phytoestrogen là giải pháp hormon thay thế giống như việc tiêm hay dùng thuốc tây y khi cơ thể người phụ nữ thiếu hụt lượng nội tiết tố này.
Cần hiểu rằng hormone thay thế là liệu pháp sử dụng hormone thay thế progesterone và estrogen giống với hormone nội sinh của cơ thể để điều trị triệu chứng thiếu hụt estrogen do tuổi tác hoặc một số tác nhân gây ra đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc phụ nữ cắt buồng trứng.
Mầm đậu nành là gì? Uống có tác dụng gì? sau bao lâu thì có kết quả?
Đậu nành có chứa một lượng lớn isoflavone được xem như một dạng kích thích tố nữ gần giống với nội tiết tố nữ của cơ thể, tuy nhiên các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đây là phytoestrogen chứ không phải estrogen, hợp chất này chỉ có cấu trúc phân tử gần giống estrogen nhưng hoạt tính sinh học lại thấp hơn rất nhiều.
Chính bởi vậy việc cho rằng sử dụng tinh chất mầm đậu nành cũng giống như phương pháp sử dụng estrogen thay là sai một cách cơ bản về mặt khoa học vì phytoestrogen từ tinh chất mầm đậu nành hoàn toàn không phải là hormone thay thế.
Thêm vào đó, tình trạng kích thích khối u có thể xảy ra khi cơ thể quá thừa estrogen.
Một nguồn tin khác lại cho rằng khi cơ thể đang đầy đủ estrogen thì việc bổ sung thêm đậu nành sẽ gây ra dư thừa estrogen và mang lại nguy cơ phát sinh khối u. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng.
Phytoestrogen có tác dụng thấp hơn từ 500 – 1000 lần so với estrogen, khi được bổ sung vào cơ thể đang đầy đủ estrogen thì nó không thể cạnh tranh với estrogen nội sinh nên sẽ bị đào thải ra ngoài, chắc chắn không thể gây ra tình trạng dư thừa estrogen. Loại hợp chất này chỉ được hấp thu trong trường hợp cơ thể bị thiếu hụt nội tiết tố nữ giống như trong giai đoạn tiền mãn kinh và trong trường hợp đó thì việc bổ sung phytoestrogen để bù đắp sự thiếu hụt estrogen là rất cần thiết.
Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh mầm đậu nành gây ung thư
Muốn đưa ra kết luận cho việc mầm đậu nành gây ung thư cần có bằng chứng khoa học xác đáng. Chỉ có thể nói mầm đậu nành gây ung thư khi các nghiên cứu lâm sàng tiến hành trên người sử dụng cho thấy trước khi sử dụng không bị ung thư, nhưng sau khi sử dụng lại bị tình trạng này.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào được thực hiện trên diện rộng đủ để chứng minh rằng lượng isoflavone từ đậu nành có thể khiến cho người sử dụng phát triển khối u hay gây ung thư.
Chính bởi vậy việc nói tinh chất mầm đậu nành làm tăng kích thướck hối u chỉ là suy luận, chưa có bằng chứng khoa học thực sự đáng tin cậy.
Trái ngược với nguồn tin này thì hiện nay isoflavone từ đậu nành được rất nhiều công trình khoa học trên thế giới và cả ở Việt Nam đánh giá là an toàn, có lợi cho sức khỏe và không có tác dụng phụ khi sử dụng trên cơ thể người bình thường và nhiều chị em có đang hiểu đúng về nội tiết tố Estrogen?.
Các chuyên gia lên tiếng
Sáng lập viên của chương trình y học tích hợp tại Bệnh viện Greenwich – BS Barry Boyd cho rằng ăn đậu nành rất tốt cho phụ nữ. Khoa học đã chứng mình đậu nành không chỉ không gây nguy cơ mà còn mang lại nhiều lợi ích trong việc làm giảm tỷ lệ bệnh ung thư này.
Theo TS. Petra Peeters công tác tại Đại học Utrecht tại Hà Lan, người tổng hợp các công trình nghiên cứu về đậu nành, việc nói đậu nành gây ung thư là không có cơ sở, vì estrogen thực vật không gây hại cho người sử dụng. Ngay cả FDA còn công nhận hiệu quả và sự an toàn của isoflavone từ đậu nành.
Như vậy việc nói tinh chất mầm đậu nành gây ung thư là hoàn toàn không có cơ sở khoa học và nó chỉ là một nguồn tin không đáng tin cậy. Hãy tiếp tục sử dụng nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất này để bảo vệ sức khỏe nhé!
Isoflavone – Hoạt chất thần dược giúp làm đẹp và kéo dài tuổi xuân cho giới nữ