Tất tật sự nguy hiểm và cách điều trị bệnh giang mai ở nữ giới
Hiện nay, bệnh giang mai khá phổ biến ở nhiều người và ngày càng gây nguy hiểm cho cơ thể mỗi người. So với nam giới thì nữ giới có nguy cơ dễ nhiễm khuẩn, mắc bệnh cao hơn gây ra biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt vợ chồng cũng như khả năng sinh sản của nữ giới. Vậy nên các chị em phụ nữ nên trang bị cho bản thân những kiến thức để bảo vệ chính bản thân mình trước nguy cơ bị bệnh giang mai ở nữ giới. Bài viết sau sẽ cho bạn những thông tin đầy đủ, sự nguy hiểm, cách điều trị về căn bệnh này.
Bệnh Giang mai là gì? và cách phòng tránh như thế nào?
-
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai có tên la tinh là “Syphilis” lây lan qua đường tình dục do vi khuẩn lây nhiễm qua da, miệng, cơ quan sinh dục, hệ thần kinh. Bệnh này nếu phát hiện sớm cứu chữa kịp thời sẽ an toàn và không gây tổn thương nào. Tuy nhiên, nếu cố tình kéo dài không chữa trị sẽ để lại nhiều hậu quả như ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh, tim…
-
Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là gì?
1 số nguyên nhân chính gây bệnh giang mai
- Bệnh giang mai do xoắn khoẳn nhạt tạo ra với tên tiếng anh là Treponema pallidum. Loại khuẩn này khá yếu nhưng có thể sống dai ở những môi trường ẩm ướt và không thể sống được quá lâu (khoảng vài tiếng đồng hồ) khi ra khỏi cơ thể.
- Bệnh thường mắc phải do quan hệ tình dục không an toàn như qua đường âm đạo, hậu môn, đường miệng.
- Thời gian ủ bệnh thường khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày và lâu nhất là 90 ngày. Đối với mẹ mang thai nếu bị mắc giang mai đều có thể bị truyền qua đường máu từ mẹ qua thai nhi.
- Do tiếp xúc với vết thương hở mang dịch của người bệnh nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể đi vào huyết thanh dẫn đến lây nhiễm
- Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh giang mai như ôm hôn, tiếp xúc với người bệnh, qua đường máu vô tình được truyền từ người bị bệnh…
-
Các triệu chứng dễ nhận thấy khi mắc bệnh giang mai ở nữ giới
- Xuất hiện hạch bạch huyết ở vùng bẹnh sưng to (khoảng 1 tuần sau khi mắc) và chạm vào mới thấy đau. Tuy nhiên, nếu các chị em không điều trị thì khoảng 3-6 ngày sau bệnh sẽ tự biến mất và chuyển sang một giai đoạn khác.
- Các chị em sẽ thấy những nốt mụn màu đỏ lan rộng và nổi lên thành những vùng chai cứng hình tròn, oval… có đường viền (to khoảng 1-2cm) lở loét. Các vết loét này vốn là mô hạt màu đỏ, bề mặt có chất dịch huyết thanh còn bên trong có một lượng lớn xoắn khuẩn giang mai. Nếu triệu chứng này xuất hiện thì tính lây truyền bệnh cao và thường phát ở bộ phận sinh dục, miệng, lưỡi, ngực, âm hộ, cổ từ cung…
- Bệnh giang mai khiến bề mặt da bị tổn thương, những năm đầu bị bệnh thì tính lây truyền rất cao. Tuy nhiên để bệnh càng lâu thì tính lây truyền càng giảm dần.
==> Vì thế, khi thấy xuất hiện dấu hiệu nào thì các chị em cần đến các cơ sơ y tế để khám chữa bệnh và điều trị kịp thời.
-
Cách điều trị bệnh giang mai ở nữ giới nhanh chóng và hiệu quả
Bệnh giang mai ở nữ giới rất dễ điều trị nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Nếu kết quả xét nghiệm chuẩn đoán bạn bị bệnh thì cần bình tĩnh và tuân thủ theo đúng sử sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ban đầu, bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh để tránh gây phát triển khuẩn. Tiếp theo tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho liều uống hoặc tiêm thuốc để tiêu diệt khuẩn và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Lưu ý :
- Không được tự uống thuốc hay ngưng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên để tránh lây nhiễm bệnh.
- Sử dụng bao cao su để quan hệ tình dục an toàn.
- Đi xét nghiệm để kiểm tra xem bệnh có trên cơ thể,
- Không quan hệ ít nhất 2 tuần sau khi chữa trị hoặc khi được sự chỉ định của bác xi.
- Kiểm tra toàn bộ các bệnh lây qua đường tình dục khác.
[CẢNH BÁO] có nên dùng gel bôi trơn cho nữ trong những cuộc yêu?